Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Đến lượt Anh cảnh báo không dùng phần mềm của Kaspersky

Cơ quan an ninh mạng của Anh vừa cảnh báo các cơ quan chính phủ nước này không dùng phần mềm chống virus của hãng bảo mật Kaspersky Lab (Nga).

Đến lượt Anh cảnh báo không dùng phần mềm của KasperskyẢnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, trong thư cảnh báo gửi tới các cơ quan ban ngành liên quan, giám đốc Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC), ông Ciaran Martin, cho rằng không nên dùng phần mềm chống virus do Nga sản xuất trong những hệ thống mạng chứa những thông tin quan trọng vì nếu chính phủ Nga có thể xâm nhập, điều đó sẽ gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.

Ông Ciaran Martin cũng cho biết cơ quan ông đang trong quá trình đàm phán với hãng Kaspersky Lab để phát triển một hệ thống khung nhằm đánh giá các sản phẩm của hãng bảo mật Nga sử dụng tại Anh.

Đầu năm nay, phần mềm chống virus của Kaspersky đã bị cấm sử dụng trong các hệ thống mạng của chính phủ Mỹ cũng vì phía Mỹ lo ngại công ty này có quan hệ mật thiết với các cơ quan tình báo tại Matxcơva, theo đó phần mềm của Kaspersky có thể bị lợi dụng làm công cụ do thám.

"Chúng tôi đang thảo luận với hãng Kaspersky Lab… về việc liệu chúng tôi có thể phát triển một khung cơ chế để chúng tôi và các đơn vị khác có thể độc lập kiểm chứng hay không", ông Martin cho biết trong thư cảnh báo.

Về phía Kaspersky Lab, công ty này cho biết họ sẵn lòng hợp tác với NCSC để giải quyết các mối nghi ngại.

Thời gian qua Kaspersky đã lên tiếng phản đối gay gắt trước những cáo buộc nói các sản phẩm của họ có liên quan tới chính phủ Nga. Công ty này cho rằng họ chỉ là nạn nhân khi mâu thuẫn căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ.

Theo D.Kim Thoa (Tuổi Trẻ)

Scandal chưa qua, Facebook lại bị Hàn Quốc phạt 396 triệu won

Đáp lại lệnh trừng phạt này, mạng xã hội lớn nhất thế giới tỏ ý không đồng tình cũng như "thất vọng" với quyết định của Uỷ ban Viễn thông Hàn Quốc.

Uỷ ban Viễn thông Hàn Quốc (KCC) bắt đầu điều tra Facebook hồi tháng 5 năm ngoái, và phát hiện công ty này đã hạn chế trái phép việc sử dụng dịch vụ của người dùng.

Luật của Hàn Quốc nghiêm cấm dịch vụ internet định tuyến lại kết nối của người dùng đến mạng lưới ở Hong Kong và Mỹ mà không thông báo cho họ. Trong nhiều trường hợp, việc định tuyến lại (chuyển hướng) đã làm chậm kết nối internet của người dùng 4-5 lần.

Theo Statista, Hàn Quốc có 14,5 triệu người sử dụng Facebook, và dự kiến con số này sẽ tăng lên 14,84 triệu người hết năm nay.

Scandal chưa qua, Facebook lại bị Hàn Quốc phạt 396 triệu wonDự kiến sẽ có khoảng 14,84 triệu người dùng Facebook Hàn Quốc hết cuối năm nay. Ảnh: Ctvnews.

"Facebook đã không tích cực trong việc xem xét những khiếu nại của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông địa phương, khi người dùng phàn nàn về kết nối chậm. Kết quả là dịch vụ của họ đã không được bảo đảm ổn định" KCC cho biết.

Vào mùa thu năm ngoái, Facebook khôi phục lại các kết nối định tuyến sau khi sai phạm của hãng bị phát hiện. Trước đó, người dùng Hàn Quốc thường phàn nàn với các nhà cung cấp Internet (ISP) tại đây khi kết nối vào Facebook hay Instagram quá chậm. Trung bình một ngày có 10-34 khiếu nại được gửi đến các ISP.

Đáp lại lệnh trừng phạt của KCC, Facebook cho rằng hãng rất thất vọng với quyết định này: "Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp hiệu suất tối đa cho tất cả người dùng của mình, và sẽ tiếp tục làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ internet Hàn Quốc để đạt được mục tiêu này".

Theo Đại Việt (Tri Thức Trực Tuyến)

VNPT nói gì sau vụ thu phí Internet của khách hàng 2 lần/tháng?

Dù đã thanh toán tiền Internet cho VNPT nhưng vài ngày sau khách hàng lại bị nhân viên VNPT đến thu thêm lần nữa. Trước đó, khách hàng cũng đã bị VNPT bất ngờ cắt dịch vụ mà không được thông báo với lý do “cháu đến thu tiền nhưng nhà chú không có ai ở nhà”.

VNPT nói gì sau vụ thu phí Internet của khách hàng 2 lần/tháng?Hóa đơn thanh toán tiền tháng 9 và 10 của gia đình ông H. Ảnh: K.O

Trong một tháng, phải nộp tiền 2 lần

Ông Phạm Ngọc H. (trú tại TT Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) phản ánh, trong tháng 10/2017, gia đình ông đã đóng cước Internet cho nhà cung cấp mạng Internet của VNPT qua ứng dụng Payoo nhưng vài ngay sau đó lại có nhân viên của VNPT đến thu cước dịch vụ Internet tháng 10 một lần nữa. Trước đó, vào tháng 9/2017, vì không lưu giữ hóa đơn chứng minh đã đóng tiền, gia đình ông cũng bị VNPT ngừng cung cấp dịch vụ mà không có bất cứ một thông báo nào.

Gia đình ông H. đã sử dụng Internet của VNPT từ lâu, hàng tháng đóng tiền đầy đủ cho nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, đến tháng 9/2017, gia đình ông bất ngờ bị cắt Internet. Khi gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng, ông nhận được câu trả lời với nội dung vì chưa đóng tiền nên bị cắt. Đồng thời, nhân viên chăm sóc khách hàng cũng yêu cầu gia đình ông cầm hóa đơn lên để đối chứng trong trường hợp đã đóng tiền. Tuy nhiên, không còn giữ hóa đơn nên ông H. phải thanh toán để tiếp tục được sử dụng dịch vụ.

“Tôi có gọi điện lên Trung tâm chăm sóc khách hàng của VNPT để khiếu nại, nói là kiểm tra lại cho tôi. Không có tháng nào gia đình tôi không đóng tiền thì nhân viên tổng đài tắt bụp máy đi và không thèm trả lời tôi”, ông H. cho biết.

Vào ngày 6/11, ông H. đã đóng tiền cước sử dụng dịch vụ Internet cả 2 tháng 9 - 10/2017 cùng một lúc qua ứng dụng Payoo tại một cửa hàng tiện lợi Vinmart với số tiền mỗi tháng là 301.000 đồng. Cảm thấy nghi ngờ về cách thu tiền của VNPT, ông H đã giữ lại hóa đơn đóng tiền để có căn cứ đối chứng nếu xảy ra tình trạng tương tự tháng trước.

Vài ngày sau đó, điều khiến ông H ngạc nhiên là nhân viên của VNPT lại cầm hóa đơn đến thu tiền sử dụng Internet của gia đình ông một lần nữa. Thời điểm này, ông không có ở nhà nên người nhà ông không biết nên lại tiếp tục đóng tiền cho VNPT.

Ngay sau khi biết sự việc, ông H. tiếp tục khiếu nại lên trung tâm chăm sóc khách hàng của VNPT và trung tâm thừa nhận là sai khi đã thu tiền cước 2 lần cho một tháng sử dụng. Trung tâm cũng đã cho cô nhân viên thu tiền đến để trả lại tiền cho ông nhưng ông H. không đồng ý.

“Cô nhân viên đến nói với tôi rằng: “chú cho cháu xin lại cái hóa đơn, cháu trả chú tiền thừa”. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với cách xử lý của VNPT. Tôi không khiếu nại cô nhân viên thu tiền mà khiếu nại Ban lãnh đạo của VNPT nhưng họ lại không có một lời giải thích nào”, ông H. bức xúc.

Tại thời điểm đó, ông H. cũng hỏi về sự việc tháng 9 gia đình ông bị cắt mạng thì được nhân viên này giải thích: “Lần đầu, cháu đến thu tiền nhưng nhà chú không có ai ở nhà. Lần thứ 2 cháu tới thì con gái chú nói rằng chị ấy không có tiền, hôm khác chị tự nộp”.

Tuy nhiên, theo ông H. không có chuyện con gái ông không có nổi 300.000 đồng để đóng tiền mạng. Hơn nữa, sau đó gia đình ông cũng không hề nhận được thông báo về việc sẽ cắt dịch vụ vì không đóng tiền.

VNPT thừa nhận lỗi do hệ thống và nhân viên

VNPT nói gì sau vụ thu phí Internet của khách hàng 2 lần/tháng?Hóa đơn thu tiền tháng 10/2017 của gia đình ông H được nhân viên đến nhà thu.

PV đã liên hệ với đại diện của VNPT, bà Lê Thị Thúy – Phó Trưởng phòng Kĩ thuật nghiệp vụ - Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Nội đã nhận lỗi về việc thu phí Internet của khách hàng 2 lần/tháng.

Theo bà Thúy, sau khi có thông tin khiếu nại từ phía khách hàng, VNPT đã kiểm tra lại hệ thống, cũng đã liên hệ với bên khách hàng là anh S. Lúc đó, anh S. đang đi công tác nên VNPT cũng đã đến xin lỗi chú H. – bố anh S. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được bà Thúy giải thích là do lỗi hệ thống của VNPT: “Khi nhận tiền khách hàng nộp qua ví điện tử Payoo thì chắc do hệ thống lỗi, không đưa về hệ thống quản lý thanh toán của VNPT. Chính vì thế, VNPT không có thông tin về việc có số tiền khách hàng đã đóng trên hệ thống, dẫn đến việc nhân viên đến thu tiền lần hai”.

“Sau đó, trực tiếp nhân viên quản lý thanh toán của VNPT trên địa bàn đã đến xin lỗi ông H. và xin gửi lại tiền thừa. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, có thể ông H đang có những bức xúc, chưa hài lòng. Tiếp tục, lãnh đạo Phòng bán hàng khu vực 3 gọi điện và đến xin lỗi, cũng có công văn gửi kèm theo trả lời ông”, bà Thúy cho hay.

Về việc khách hàng gọi đến tổng đài 38700700 – Tổng đài chăm sóc khách hàng của VNPT – Vinaphone Hà Nội, bà Thúy cho biết cũng đã xem lại thời điểm đó là điện thoại viên nào trả lời và cũng đã chấn chỉnh, nhắc nhở, yêu cầu viết bản kiểm điểm. Trong tất cả khâu chăm sóc khách hàng, lãnh đạo Trung tâm đã chấn chỉnh, nhắc nhở và phạt lương tháng 11 đối với nhân viên vi phạm.

Bà Trần Thị Vân – chuyên viên, Phó Trưởng phòng Kĩ thuật nghiệp vụ - Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Nội giải thích thêm: “Về việc khiếu nại của ông H., đứng tên chủ thuê bao lại là anh S. – con trai của ông H. Ngày 12/10, cộng tác viên của VNPT đến thu nhưng gia đình đi vắng. Đến ngày 17 – 18/10, nhân viên tiếp tục quay lại thu cước thì gặp con gái ông H và chị nói rằng sẽ tự chủ động thanh toán cước. Hóa đơn tháng 9, VNPT đã đôn đốc rất nhiều lần cho khách hàng đến ngày 30/10, vì khách hàng chưa thanh toán nên VNPT bắt buộc phải tạm dừng dịch vụ”.

“Với những trường hợp khách hàng đã thanh toán rồi thì trước khi đi thu nhân viên phải in lại danh sách để kiểm soát những trường hợp đã thanh toán, bỏ phiếu thu đó ra. Nhưng ở đây, nhân viên đã có sơ suất trong khâu này và VNPT cũng đã chấn chỉnh nhân viên, yêu cầu thực hiện đúng nghiệp vụ, quy trình. Tất cả những khách hàng đã thanh toán VNPT đều có dữ liệu trên hệ thống và nó sẽ gạt những khách hàng đấy ra trước khi đi thu. Nhưng trường hợp này đại lý thu cước bỏ sót khâu này”, bà Vân cho hay.

“Nếu khách hàng đã đóng tiền rồi, thì họ hoàn toàn có thể kiểm tra trên hệ thống chứ sao lại bắt khách hàng mang hóa đơn ra để chứng minh. Khi khách hàng đã đóng tiền, nhà mạng phải cập nhật lên hệ thống. Tại sao lại để xảy ra tình trạng đã đóng tiền rồi lại cho nhân viên đến nhà thu tiền thêm lần nữa? Lần này, gia đình tôi còn giữ hóa đơn nên vẫn còn bằng chứng. Chứ những gia đình mỗi lần một người đóng thì làm sao biết được mình đã đóng bao lần” ông H. bức xúc.

Theo Kim Oanh (Giadinh.net.vn)

Lỗi Siri có thể làm lộ nội dung nhạy cảm trên iOS 11

Chỉ cần được yêu cầu, Siri sẽ đọc to nội dung thông báo tới máy, bỏ qua các bước xác thực chủ thiết bị hay tài khoản.

Lỗi Siri có thể làm lộ nội dung nhạy cảm trên iOS 11iOS 11 ngày càng xuất hiện nhiều lỗi

Theo BGR, một trong những tính năng bảo mật thông minh trên iPhone X là các tin nhắn và thông báo đến máy khi màn hình khóa chỉ hiển thị khi chủ thiết bị xác thực khuôn mặt bằng Face ID. Tính năng này được bật mặc định nhằm ngay chặn người khác tò mò liếc trộm vào điện thoại có thể làm lộ những thông tin nhạy cảm.

Tuy nhiên mới đây, một lỗi trên trợ lý ảo Siri khiến các nội dung ở màn hình khóa có thể bị đọc dễ dàng mà không cần trải qua bước xác thực nào vừa được phát hiện. Người dùng chỉ cần yêu cầu Siri đọc to thông báo tới máy và trợ lý ảo này ngay lập tức thực hiện yêu cầu, không phân biệt người ra lệnh là ai.

Theo những báo cáo tới thời điểm này, lỗi trên chỉ xuất hiện đối với thông báo từ các ứng dụng do công ty thứ ba phát triển. Điều này đồng nghĩa tin nhắn văn bản không thể bị đọc nếu sử dụng phần mềm nhắn tin (Messages) mặc định của Apple.

Dù vậy, đây vẫn thực sự là vấn đề bởi các ứng dụng nhắn tin thường dùng ngày nay như Messenger hay WhatsApp mới thường xuyên được sử dụng và có tầm ảnh hưởng tới lượng lớn người dùng thiết bị iOS toàn cầu.

Lỗi trên được phát hiện trên bản iOS 11.2.6 và cũng gặp trên iOS 11.3 Beta.

Theo Anh Quân (Thanh Niên Online)

Cập nhật iOS 11.2 ngay để sửa lỗi iPhone khóa màn hình liên tục

Sáng nay, nghiều người dùng iOS bản 11.1.2 đã gặp lỗi trầm trọng. Ngay lập tức Apple cung cấp một bản cập nhật lớn để sửa lỗi cũng như cung cấp thêm vài tính năng mới.

Người dùng iOS 11.1.2 đã rất hoang mang trước lỗi nóng máy, tự khóa màn hình và đặc biệt là lỗi respring (treo biểu tượng đồng hồ). Ngay lập tức Apple đã cập nhật bản iOS 11.2 để khắc phục tức thời lỗi này.

Sáng nay (2/12), nhiều người dùng tại Việt Nam cũng liên tục lên mạng xã hội kêu than về lỗi này. Họ còn bày cách khắc phục tạm thời lỗi này bằng cách cài thời gian lùi lại 3 ngày.

Apple thường phát hành bản cập nhật iOS vào ngày thứ ba trong tuần. Nhưng lần này "táo khuyết" đã phải tức tốc cập nhật vào thứ bảy, sớm hơn thường lệ để khắc phục lỗi.

Cập nhật iOS 11.2 ngay để sửa lỗi iPhone khóa màn hình liên tụcNgười dùng cần cập nhật iOS 11.2 để sửa lỗi respring của iOS 11.1.2.

iOS 11.2 là bản cập nhật iOS lớn, bao gồm tính năng thanh toán Apple Pay Cash ở Mỹ. Apple Pay Cash hiện đã có mặt trong ứng dụng Nhắn tin cho phép người dùng iPhone gửi tiền qua iMessage, giống như Venmo.

iOS 11.2 cũng giới thiệu tính năng sạc không dây nhanh cho các model iPhone X và iPhone 8. Bản cập nhật giới thiệu sẽ tăng công suất sạc lên 7,5 watt thông qua các tấm sạc không dây Qi.

Người dùng có thể tải xuống iOS 11.2 ngay từ phần cập nhật phần mềm trong cài đặt iOS. Nếu gặp lỗi trên iOS 11.1.2 người dùng cần cập nhật bản 11.2 để khắc phục lỗi trên ngay bây giờ. Tạm thời người dùng iOS đã cập nhật lên 11.2 đã khắc phục được lỗi.

Theo Xuân Tiến (Tri Thức Trực Tuyến)

Samsung Galaxy S9 bị tố xuất hiện nhiều điểm chết trên màn hình

Số người dùng Galaxy S9 phản ánh vấn đề này đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các diễn đàn ở khắp thế giới.

Samsung Galaxy S9 bị tố xuất hiện nhiều điểm chết trên màn hình

Đã một tuần kể từ khi Galaxy S9/S9+ chính thức lên kệ, nhưng càng nhiều người mua, số lời chỉ trích, phàn nàn được đăng tải lên mạng càng lớn.

Một trong những lỗi được người dùng phản ánh nhiều nhất là việc màn hình của họ xuất hiện những điểm chết rất ngẫu nhiên và khi thao tác trên những điểm chết đó, điện thoại không phản hồi lại. Chúng chủ yếu tập trung ở các khu vực gần cạnh trên và cạnh dưới của máy.

Tuy có vẻ như không phải thiết bị nào cũng gặp phải lỗi này, nhưng hiện số người dùng phản ánh, phàn nàn về vấn đề đang ngày càng nhiều. Một số người dùng khác tuy không bị xuất hiện điểm chết trên màn hình nhưng lại bị lỗi cảm ứng phản hồi chậm. Tuy màn hình vẫn phản hồi lại với các thao tác nhưng lại có độ trễ rất lớn, gây khó khăn trong việc nhắn tin hoặc lướt web.

Một người dùng tiết lộ: "Tôi cũng gặp vấn đề này, tất cả chữ viết đều bị loạn hết cả lên. Nếu tôi gõ chữ ‘come' thì nó sẽ xuất hiện là ‘c os me'. Điều này khiến tôi thực sự bực mình. Gõ chữ thôi mà lại tốn rất nhiều thời gian vì cứ phải gõ đi gõ lại con chữ".

Theo trang PiunikaWeb, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do lỗi phần cứng. Samsung tuy vẫn rất kín tiếng về việc này, nhưng có một số thông tin khẳng định công ty và các nhà bán lẻ đang liên hệ với những người dùng có sản phẩm bị lỗi để đổi mới.

Một khách hàng chia sẻ: "Tôi đã gọi điện trực tiếp tới Samsung và yêu cầu họ thay mới thiết bị của mình. Họ khuyên tôi đặt hàng chiếc điện thoại mới và gửi lại cho họ thiết bị gặp lỗi. 

Hy vọng Samsung sẽ sớm có câu trả lời cho lỗi phát sinh này trong thời gian tới.

Theo Tiến Thanh (Vnreview.vn)

Apple sẽ ra iPad rẻ nhất lịch sử

Công ty công nghệ Mỹ có thể phát hành mẫu máy tính bảng 9,7 inch với giá chỉ 259 USD (khoảng 5,9 triệu đồng).

Theo Digitimes, Apple đang lên kế hoạch phát triển mẫu iPad giá rẻ mới và nó có thể được trình làng trong nửa đầu 2018. Sản phẩm này cũng sẽ sở hữu màn hình 9,7 inch nhưng rẻ hơn 70 USD so với chiếc iPad rẻ nhất hiện nay (giá 329 USD).

Apple sẽ ra iPad rẻ nhất lịch sửApple có thể ra iPad 9,7 inch mới, tập trung vào phân khúc giá rẻ. Ảnh minh hoạ.

Nếu tung tablet giá tầm 259 USD, Apple sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ Samsung, Huawei, Lenovo hay Amazon... vốn đang tập trung vào phân khúc máy tính bảng 200 USD. 

Thị trường máy tính bảng toàn cầu liên tục suy giảm những năm qua, tuy nhiên, Apple vẫn tìm được nhóm khách hàng mới để duy trì doanh số. Báo cáo tháng 10 của công ty công nghệ Mỹ ghi nhận tăng trưởng doanh thu iPad đạt hai con số.

Thành công gần đây của Apple có sự góp sức không nhỏ của mẫu iPad 9,7 inch mới. Với giá 329 USD tức rẻ hơn cả iPad mini, người dùng được sở hữu một chiếc máy tính bảng với màn hình Retina, bộ xử lý A9, camera 8 megapixel...

Theo Bảo Anh (VnExpress.net)

Cảnh sát tại Mỹ sẽ dùng vân tay của tội phạm đã chết để mở khóa iPhone

Chính phủ quốc gia này quyết định sẽ bác bỏ quyền riêng tư của các tên tội phạm đã chết để phục vụ cho việc điều tra.

Cảnh sát tại Mỹ sẽ dùng vân tay của tội phạm đã chết để mở khóa iPhone

Sau vụ khủng bố xả súng tại San Bernadino, California năm 2015, Cục Điều tra Liên Bang Mỹ (FBI) sau khi không thể mở khóa chiếc iPhone 5c được bảo vệ bởi mã bảo mật của một trong những thủ phạm gây ra vụ việc, đã yêu cầu Apple tạo ra một phiên bản iOS cho phép nhập mã bảo vệ không giới hạn số lần. Apple đã từ chối ngay lập tức, cho rằng đó là vi phạm điều lệ của công ty với khách hàng.

Chỉ sau đó vài năm, những phương thức bảo mật của iPhone đã thay đổi đáng kể. Ngày nay, phần lớn iPhone đang được sử dụng đều được trang bị cảm biến vân tay. Hơn nữa, với sự xuất hiện của Face ID vào năm ngoái, không sớm thì muộn, gần như mọi iPhone sẽ được bảo vệ bởi khuôn mặt của chủ nhân chúng. Và người vui mừng nhất trong sự thay đổi về phương thức bảo mật này, không ai khác, chính là Chính phủ và các cơ quan hành pháp, khi họ có thể dễ dàng truy cập vào những thiết bị của tội phạm và nghi phạm đã chết.

Theo Forbes, cảnh sát tại hai thành phố New York và Ohio, Mỹ đã bắt đầu thực hiện việc mở khóa các thiết bị bằng vân tay của những chủ nhân đã chết của chúng.

"Một số nguồn tin thân cận của cảnh sát khu vực và lực lượng điều tra liên bang tại hai thành phố New York và Ohio (đã đề nghị được ẩn danh vì họ không được phép bình luận về vụ việc) đã khẳng định rằng việc dùng dấu vân tay của những người đã chết để mở khóa iPhone – những thiết bị được mã hóa rất tốt trong nhiều năm qua – đang trở nên rất phổ biến. Ví dụ, cảnh sát đã dùng kỹ thuật này trong những vụ chết vì chơi thuốc quá liều để có thể thu thập thông tin của những đầu mối bán thuốc".

Nếu có bất kỳ sự phản đối nào về việc sử dụng vân tay của người đã chết, các nhà chức trách khẳng định những người này không còn được hưởng quyền riêng tư của mình nữa. Nói cách khác, các lực lượng hành pháp tại Mỹ sẽ không cần phải xin sự đồng ý từ các tòa án để mở khóa các thiết bị nữa, nhưng các tranh cãi về mặt đạo đức chắc chắn sẽ còn kéo dài rất lâu và khó có thể giải quyết một cách ổn thỏa.

Theo Văn Hoàn (Vnreview.vn)

iPhone X là sản phẩm của tương lai

Khả năng hỗ trợ thực tế tăng cường (AR) trên iPhone X biến thiết bị này thành sản phẩm cho tương lai.

Theo nhà phân tích Michael Olson của Piper Jaffray, Apple đã đi đúng hướng với iPhone X. "Apple phát triển iPhone X để tạo tiền đề cho những sản phẩm về sau, tạo nên chu kỳ siêu dài cho thiết bị này thay vì chu kỳ ngắn như những nhận định trước đó", ông cho biết.

iPhone X là sản phẩm của tương laiAR sẽ giúp iPhone tạo nên chu kỳ thành công mới.

Olson lạc quan về tương lai của iPhone X vì cho rằng Apple đang quan tâm đến thực tế tăng cường (AR) khi cố gắng tích hợp tính năng này lên chiếc iPhone kỷ niệm 10 năm. Điều đó sẽ giúp các nhà phát triển sáng tạo nên ứng dụng AR mới, đa dạng, thú vị và từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây cũng là xu thế tương lai mà nhiều hãng công nghệ khác đang hướng tới.

Cũng theo nhà phân tích của phố Wall, sản lượng iPhone X đang dần ổn định hơn nhờ vào nguồn cung cảm biến camera TrueDepth cho tính năng Face ID. Chiếc camera này cũng là một phần của AR, do đó người dùng sẽ sớm được trải nghiệm nó trên iPhone X thay vì phải đợi do giao hàng trễ. Ông dự đoán, camera này cũng sớm xuất hiện trên các đời iPhone X về sau, không chỉ mặt trước mà còn cả mặt sau máy, giúp thu hút người dùng iPhone 8 trở về trước nâng cấp thiết bị của mình.

Ngoài ra, Olson cũng cho rằng iPhone thế hệ tiếp theo và về sau sẽ đều được Apple trang bị màn hình OLED. Hiện tại, Samsung đang là đối tác duy nhất cung cấp tấm nền này, nhưng công ty Mỹ đang làm việc với các đối tác khác nhằm giảm sự phụ thuộc.

Theo Lâm Anh (VnExpress.net)

Cách tải dữ liệu cá nhân từ Facebook về máy tính

Nếu muốn xoá tài khoản Facebook, người dùng vẫn có cách lưu lại toàn bộ thông tin, ảnh hay video... trên mạng xã hội về máy tính.

Cách tải dữ liệu cá nhân từ Facebook về máy tínhNgười dùng có thể tải về các thông tin cá nhân bao gồm cả các dòng trạng thái đã cập nhật, ảnh hay video đã chia sẻ công khai hoặc riêng tư trên Facebook về máy tính. Đầu tiên nhấp vào biểu tượng tam giác nhỏ ở thanh trạng thái và chọn mục Cài đặt.Cách tải dữ liệu cá nhân từ Facebook về máy tínhPhần Tải xuống bản sao nằm ở dòng cuối cùng trong phần Cài đặt chungCách tải dữ liệu cá nhân từ Facebook về máy tínhTrước khi tiến hành sao lưu dữ liệu để có thể tải về máy tính, người dùng nên vào mục Và nhiều thứ khác nữa để biết những dữ liệu gì trên mạng xã hội có thể tải về máy tính. Facebook không cho lựa chọn từng mục muốn sao lưu mà chỉ có thiết lập mặc định. Ngoài các dòng cập nhật trang thái, ảnh, video thì thậm chí thông tin về các địa điểm đã check in, quảng cáo đã bấm... cũng có thể lưu lại được máy tính. Người dùng có thể xem trước danh mục tại đây.Cách tải dữ liệu cá nhân từ Facebook về máy tínhSau khi bấm vào Bắt đầu sao lưu và nhập mật khẩu tài khoản, toàn bộ dữ liệu trên mạng xã hội từ thời điểm này sẽ bắt đầu được Facebook xử lý. Quá trình này có thể diễn ra tới nhiều giờ và phụ thuộc vào lượng dữ liệu mà bạn đã chia sẻ, sử dụng trên mạng xã hội. Cách tải dữ liệu cá nhân từ Facebook về máy tínhKết thúc quá trình sao lưu, Facebook sẽ gửi về email dùng để đăng nhập đường link để có thể tải về dữ liệu. Với người thường xuyên đăng ảnh và chia sẻ video, dữ liệu có thể lên tới nhiều GB. Người dùng có thể xem lại hầu hết các nội dung, thông tin mình từng chia sẻ trên mạng xã hội mà không cần đến Internet hoặc trong trường hợp muốn xoá tài khoản Facebook.

Theo Tuấn Anh (VnExpress.net)

Google ra mắt ứng dụng giúp tiết kiệm dữ liệu di động

Sử dụng sao cho tiết kiệm dung lượng và kinh phí mạng di động (3G/4G) là vấn đề được nhiều người dùng smartphone quan tâm. Để đáp ứng điều này, Google vừa trình làng một ứng dụng do chính hãng phát triển để giúp người dùng quản lý và tiết kiệm dung lượng mạng di động một cách hiệu quả khi sử dụng smartphone.

Ứng dụng với tên gọi Datally được Google phát triển, cho phép người dùng quản lý được mình đã sử dụng bao nhiêu dung lượng bằng 3G/4G để truy cập mạng Internet. Datally cũng liệt kê danh sách những ứng dụng nào sử dụng nhiều dung lượng mạng di động nhất để người dùng được biết và hạn chế sử dụng những ứng dụng này nếu cần.

Đáng chú ý, Datally trang bị tính năng cho phép người dùng đóng những ứng dụng chạy ngầm đang âm thầm kết nối Internet qua mạng 3G/4G chỉ bằng một nút bấm, điều này sẽ giúp tránh lãng phí dung lượng di động không cần thiết mà người dùng không hay biết.

Google ra mắt ứng dụng giúp tiết kiệm dữ liệu di độngDatally quản lý dung lượng mạng di động đã sử dụng cũng như những ứng dụng nào dùng nhiều dữ liệu nhất để tắt đi nếu cần

Datally cũng được cung cấp tính năng cho phép người dùng tìm kiếm các điểm truy cập Wi-Fi miễn phí ở xung quanh vị trí hiện tại của bạn để có thể ưu tiên kết nối sử dụng Wi-Fi, thay vì sử dụng mạng di động.

Datally được phát triển như một phần của sáng kiến “Tỷ người dùng tiếp theo” của Google, mà tập trung vào việc làm cho các sản phẩm của Google được sử dụng nhiều hơn tại các quốc gia vẫn còn hạn chế về kết nối mạng di động và các smartphone giá rẻ vẫn đang được nhiều người sử dụng. Do đó bên cạnh việc giúp tiết kiệm dung lượng mạng di động khi sử dụng, Datally còn được thiết kế rất nhỏ gọn (chỉ 6MB) và hoạt động nhẹ nhàng trên smartphone để phù hợp với các mẫu smartphone cũ, cấu hình yếu.

Theo Josh Woodward, Giám đốc giám sát phát triển của Datally thì ý tưởng cho việc ra đời ứng dụng này bắt nguồn từ việc nhiều người dùng phải tiết kiệm trong việc sử dụng mạng di động, đặc biệt ở những quốc gia mà chi phí sử dụng mạng di động 3G/4G vẫn còn đắt đỏ. Tại New Delhi (Ấn Độ), Lagos (Nigeria) hay Buenos Aires (Argentina)... Woodward cho biết đội của ông đã nhìn thấy những người dùng luôn để smartphone của họ ở chế độ máy bay để ngăn smartphone sử dụng mạng di động và chỉ khi họ muốn kiểm tra các thông báo, cập nhật trên smartphone mới chuyển sang chế độ kết nối di động và chỉ xem các thông tin một cách vội vã trước khi chuyển trở lại chế độ máy bay.

Trước đó Google đã thử nghiệm ứng dụng Datally ở Philippines từ mùa hè vừa qua trước khi cung cấp ứng dụng này cho người dùng trên toàn cầu. Google cho biết đã có hơn 500.000 người dùng sử dụng Datally và ứng dụng đã giúp tiết kiệm trung bình 30% dung lượng mạng di động sử dụng.

Hiện tại Datally mới chỉ được phát triển dành cho nền tảng Android, nơi có nhiều người dùng “bình dân” hơn so với iPhone của Apple. Bạn đọc có thể download và trải nghiệm ứng dụng này tại đây hoặc tại đây (tương thích Android 5.0 trở lên).

Theo T.Thủy (Dân Trí)

Người dùng Facebook bị bên thứ ba khai thác thông tin gì

Gần như dữ liệu người dùng Facebook bị khai thác triệt để nhằm mục đích quảng cáo hoặc đưa ra các nội dung có định hướng.

Vụ bê bối rò rỉ hơn 50 triệu dữ liệu người dùng Facebook đang khiến không ít thành viên mạng xã hội này lo ngại. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc dữ liệu của mình bị khai thác như thế nào, sử dụng cho mục đích gì và ai sử dụng hay không?

Cách bên thứ ba thu thập dữ liệu người dùng Facebook

Khi đăng ký Facebook, mạng xã hội sẽ thu thập tên, tuổi, giới tính, email, số điện thoại... Trong quá trình sử dụng, dữ liệu vị trí, hình ảnh... cũng sẽ được Facebook lưu trữ, nhằm phục vụ cho các mục đích riêng, từ định danh người dùng, đề xuất nội dung phù hợp cho đến quảng cáo. Bên cạnh đó, dữ liệu này còn được Facebook chia sẻ cho các nhà phát triển, công ty đối tác bên thứ ba.

Người dùng Facebook bị bên thứ ba khai thác thông tin gìVới hơn 2 tỷ người dùng, Facebook là kho chứa dữ liệu khổng lồ.

Trong khoảng từ 2007 đến 2013, nền tảng Facebook Platform cho phép bên thứ ba thoải mái trích xuất thông tin không chỉ một tài khoản người dùng, mà còn có thể thu thập dữ liệu của những người có kết bạn với tài khoản đó. Ví dụ, bạn có 2.000 bạn bè, ứng dụng bên thứ ba thông qua Facebook Platform có thể thu thập được thêm thông tin của 2.000 người khác chỉ từ tài khoản của bạn. Như vậy, nếu bạn bè càng nhiều, dữ liệu thu được sẽ tăng theo cấp số nhân.

Facebook đã mất gần 7 năm để nhận ra nguy cơ tiềm ẩn về rò rỉ dữ liệu và đã siết chặt sau đó (năm 2014) bằng cách đưa thêm tùy chọn phải có sự đồng ý của người dùng mới lấy được thông tin. Nếu từng sử dụng ứng dụng từ bên thứ ba, chắc hẳn bạn từng được "hỏi" có cho phép truy cập vào hình ảnh, dòng thời gian, danh sách bạn bè... hay không. Lúc này, thông tin vẫn bị thu thập nhưng đã có sự đồng ý của người dùng.

Người dùng Facebook bị bên thứ ba khai thác thông tin gìDữ liệu người dùng có thể bị thu thập thông qua những lần check-in.

Ngoài ra, hội nhóm hay trang (fanpage) cũng là công cụ thu thập thông tin khá hữu hiệu. Việc thích, theo dõi hay gia nhập đều là hành động "dâng" dữ liệu cho bên thứ ba. Facebook không cho phép làm như vậy, song vẫn có các công cụ có thể trích xuất được.

Làm gì với dữ liệu có được

Thông thường, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được bán cho các nhà quảng cáo. Phổ biến nhất là quảng cáo định hướng. Ví dụ, trong dữ liệu có các hình ảnh và địa điểm ăn uống bạn thường xuyên lui tới. Sau khi phân tích, sẽ có những địa chỉ cửa hàng xung quanh địa điểm đó, hoặc các món ăn tương tự được gợi ý ngay trên newsfeed của bạn.

Bên cạnh đó, tin nhắn rác hay email spam là vấn nạn từ xưa đến nay, một phần cũng do dữ liệu mà bên thứ ba bán ra. Với số điện thoại, email, tên tuổi có sẵn, việc nhà quảng cáo cần làm duy nhất: gửi nội dung hàng loạt đến danh sách có sẵn và điều này được thực hiện tự động thông qua phần mềm chuyên dụng.

Nghiêm trọng hơn, dữ liệu được bán cho các tổ chức tài chính, tín dụng, mua bán nhà đất... Từ đây, các tổ chức bắt đầu phân tích số liệu để "hiểu" bạn trước khi bạn tìm đến họ. Không ngạc nhiên nếu một ngày, bạn tìm đến một tổ chức cho vay tín dụng và được vay vốn ngay lập tức, trong khi người bạn đi cùng phải làm rất nhiều thủ tục. Điều này có được là bởi các tổ chức đó thông qua dữ liệu mua được đã đánh giá điểm tín dụng, khả năng thu hồi vốn... của bạn cao hơn.

Trong tuyển dụng, dữ liệu Facebook cũng rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể thông qua trạng thái chia sẻ, ảnh chụp, cột mốc công việc... để xác định xem ứng viên có những điểm mà mình hài lòng hay không.

Người dùng Facebook bị bên thứ ba khai thác thông tin gìDữ liệu người dùng sau khi bị bán sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Ở cấp độ cao hơn, dữ liệu thậm chí có thể được bán cho các nhà hoạt động chính trị nhằm định hướng dư luận hay phát tán thông tin có lợi. Vụ bê bối của Facebook, mà cụ thể ở đây là Cambridge Analytica đã được thuê vào tháng 6/2016 để phân tích thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook trước giai đoạn bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, sau đó tác động đến cuộc bầu cử đã thể hiện rõ điều này. Cuối năm 2017, Facebook đã bị cáo buộc đã hiển thị và lan truyền nội dung quảng cáo có lợi cho Donald Trump. Không ít nhà phân tích cũng cho rằng chiến thắng của Tổng thống Trump là nhờ vào mạng xã hội.

Tất nhiên, khi dữ liệu đã được chia sẻ lên Facebook cũng đồng nghĩa với bạn đã mất kiểm soát chúng. Do đó, chỉ có cách xóa tài khoản bạn mới "thoát" được việc bị thu thập dữ liệu. Thế nhưng, đó chỉ là giải pháp cho hiện tại và tương lai, bởi Facebook và bên thứ ba chưa "quên" bạn đã từng chia sẻ những gì trong quá khứ.

Vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook được báo chí đăng tải ngày 17/3. Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife. Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Công trình khoa học của Việt Nam giành giải vàng ở Hàn Quốc

Hai công trình của Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm sáng tạo quốc tế SEOUL 2017 đều đạt giải thưởng cao.

Hội chợ triển lãm sáng tạo quốc tế năm 2017 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Liên đoàn quốc tế các hội khoa học (IFIA) tổ chức từ 30/11 đến 3/12 tại Seoul (Hàn Quốc) với sự tham gia của 632 công trình đến từ hơn 30 quốc gia như Mỹ, Nga, Đức, Nhật Bản... 

Việt Nam có hai công trình đạt giải thưởng. Đó là công trình “Điều khiển tự động và tối ưu năng lượng cho lò gia nhiệt phân xưởng chưng cất dầu thô, nhà máy lọc dầu Dung Quất” đạt huy chương vàng do Ban tổ chức trao tặng và giải đặc biệt từ Hội các nhà nghiên cứu khoa học Malaysia (MARS).

Công trình khoa học của Việt Nam giành giải vàng ở Hàn QuốcĐoàn VIFOTEC và các tác giả công trình của nhà máy lọc dầu Dung Quất - Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn tại hội chợ triển lãm. Ảnh: VIFOTEC

Công trình “Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị đóng mở cửa van khẩu độ lớn phục vụ cho dự án chống ngập úng khu vực TP HCM và các tỉnh đồng bằng ven biển” đạt giải đặc biệt từ Hội khuyến khích sáng tạo và đổi mới Indonesia (INNOPA).

Trong thời gian tham dự hội chợ, đoàn Việt Nam đã có cuộc làm việc với ông Alireza Rastegar, Chủ tịch Liên đoàn quốc tế các hội sáng tạo (IFIA), về sự hợp tác và hỗ trợ của liên đoàn với Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).

Ông Alireza khẳng định sẽ hợp tác với Việt Nam trong tương lai gần. "Bản thân tôi muốn đến Việt Nam trong năm 2018 để nắm bắt tình hình hoạt động của VIFOTEC và các nhà sáng tạo Việt Nam nhằm đưa ra biết pháp hợp tác hiệu quả", ông nói.

Theo Dương Tâm (VnExpress.net)

Từ khóa “Xóa Facebook” được tìm kiếm kỷ lục

Từ khóa “xóa Facebook” xuất hiện ngày càng nhiều trên Google sau bê bối Facebook bán đứng người dùng bị phanh phui.

Theo Google Trends, từ khóa “xóa Facebook” đã đạt đỉnh đầu tuần này, nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong 5 năm qua.

Google AdWords công bố số liệu cho thấy, chỉ tính riêng tại Mỹ trong tháng 2 đã có một triệu từ khóa “xóa Facebook”. Con số này chưa bao gồm khoảng một triệu từ khóa “làm thế nào để xóa tài khoản Facebook” khác chỉ trong tháng vừa rồi.

Từ khóa “Xóa Facebook” được tìm kiếm kỷ lụcSau bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng Facebook, từ khóa “xóa Facebook” được tìm kiếm nhiều kỷ lục

Lập tài khoản Facebook mới tương đối dễ dàng nhưng quy trình xóa lại khá phức tạp. Chính vì vậy, người dùng phải hỏi cách xóa nếu muốn ngừng sử dụng mạng xã hội này.

  Ngay sau bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng Facebook nổ ra, đã có nhiều kêu gọi xóa tài khoản Facebook. Ngay cả đồng sáng lập Brian Acton của WhatsApp, công ty mà Facebook bỏ 19 tỷ USD ra mua lại năm 2014, cũng kêu gọi bạn bè xóa Facebook.

Facebook có vẻ như càng lún sâu vào khủng khoảng sau khi để công ty nghiên cứu chính trị Cambridge Analytica thu thập trái phép thông tin cá nhân của 50 triệu người dùng mạng xã hội này.

Theo Nguyễn Minh (VietNamNet)

Apple: Face ID không dành cho nhiều người

Phó chủ tịch Apple Craig Federighi cho rằng tính năng nhận dạng khuôn mặt trên iPhone X không thiết kế dành cho nhiều người dùng đồng thời.

Trên mẫu điện thoại kỷ niệm 10 năm của mình, Apple đã bỏ cảm biến vân tay Touch ID để thay bằng nhận dạng khuôn mặt Face ID. Một trong số khác biệt giữa chúng là Touch ID hỗ trợ nhiều ngón tay, nhiều người dùng, còn Face ID thì chỉ nhận duy nhất một khuôn mặt.

Thử mở khoá Face ID trên iPhone X.

Sự thay đổi này khiến vài người dùng viết thư đề nghị Apple cho iPhone X nhận dạng nhiều gương mặt hơn, chẳng hạn để vợ chồng có thể cùng dùng Face ID. Đáp lại, phó chủ tịch cấp cao phụ trách phần mềm của Apple Craig Federighi cho rằng Apple sẽ tiếp tục hướng Face ID như một hệ thống xác thực người dùng duy nhất.

"Thực tế, việc Touch ID hỗ trợ nhiều ngón tay là để chủ nhân duy nhất của thiết bị có thể mở khoá bằng nhiều nguón tay, trên cả hai bàn tay, chứ nó không thiết kế dành cho nhiều người", Craig Federighi, cho biết. "Chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến của khách hàng và xem xét nó cho việc phát triển sản phẩm trong tương lai".

Cơ chế hoạt động của Face ID.

Face ID xuất hiện trên iPhone X, cho phép người dùng mở khoá, thanh toán Apple Pay mà không cần mật khẩu. Công nghệ này sử dụng một loạt cảm biến nhằm ghi nhận đặc điểm trên gương mặt người dùng theo không gian ba chiều, có khả năng hoạt động trong điều kiện thiếu sáng, ngay cả khi người dùng đeo kính...

Mặc dù được Apple giới thiệu với nhiều ưu điểm hơn so với Touch ID nhưng Face ID cũng tồn tại vấn đề về bảo mật khi có thể bị qua mặt bởi anh em sinh đôi hay bằng mặt nạ...

Theo Bảo Anh (VnExpress.net)

YouTube cấm các video liên quan đến súng tự chế

Với việc siết chặt nội dung, YouTube sẽ không còn các video buôn bán súng hay hướng dẫn cách tạo ra bộ phận giảm thanh và băng đạn sức chứa lớn.

YouTube đang kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với các video về súng. Nền tảng chia sẻ video này đã cập nhật các quy định về nội dung liên quan đến súng cầm tay.

YouTube cấm các video liên quan đến súng tự chếYouTube đang kiểm soát nghiêm ngặt các nội dung liên quan đến vũ khí. Ảnh: Motherboard.

Cụ thể, các kênh YouTube không còn được phép chứa video có nội dung như bán vũ khí hoặc các phụ kiện liên quan thông qua giao dịch trực tiếp hay liên kết tới trang web bán những mặt hàng này.

Cũng theo chính sách mới, các video hướng dẫn phương thức chế tạo vũ khí, băng đạn có sức chứa cao hoặc thậm chí cách lắp đặt phụ kiện của súng cũng bị cấm.

Trên YouTube, có hàng ngàn kênh nói về súng. Một số vlogger đã phát hiện các video của mình biến mất khỏi YouTube và dĩ nhiên, họ cảm thấy không thoải mái. "Những chính sách về súng rất mới mẻ, đồng thời gây ra một vài xáo trộn trong cộng đồng", YouTuber Jörg Sprave chia sẻ.

YouTube cấm các video liên quan đến súng tự chếNhững video về súng bị xóa bởi YouTube. Ảnh: Motherboard.

Đây không phải lần đầu tiên YouTube siết chặt các nội dung liên quan đến vũ khí. Ngày 1/10 năm ngoái, sau vụ xả súng tại Las Vegas, YouTube đã cấm các video hướng dẫn cài đặt các "bump stock" trên súng trường tấn công. Tuy nhiên, vẫn còn một số video mô tả quy trình trên, chưa kể có cả bài viết được đăng 2 ngày sau vụ xả súng.

Một khảo sát nhanh với từ khóa "bộ phận giảm thanh tự tạo" trên YouTube đã trả về hàng chục kết quả. Có hàng trăm hướng dẫn và trải nghiệm video để tạo ra napalm, thuốc nổ và lắp ráp khẩu súng trường từ các bộ phận in 3D. Do đó, YouTube đưa ra chính sách nhằm siết chặt hơn vấn đề nan giải trên.

"Trong khi ban hành luật cấm, chúng tôi đã thông báo cho những nhà sản xuất video về việc quảng bá kinh doanh hay chế tạo vũ khí, phụ kiện. Đặc biệt là các sản phẩm như đạn dược, tên lửa đạn đạo. Chúng tôi sẽ bắt đầu thực hiện những chính sách mới vào tháng tới. Đề nghị các nhà sản xuất video để mắt đến Trung tâm hỗ trợ của chúng tôi và xem lại nội dung trong thời gian đó", người phát ngôn của YouTube nói.

Theo Gia Minh (Tri Thức Trực Tuyến)

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chán

Thiết kế mới mẻ, mạnh dạn loại bỏ các chi tiết cũ kỹ như nút Home khiến những chiếc di động ra mắt năm nay hấp dẫn trở lại.

Trong một thời gian khá dài, thị trường di động dường như đạt đỉnh. Mọi chiếc di động ra mắt với kiểu dáng tương đồng. Chúng trở nên nhàm chán: nhàm chán khi nhìn vào, nhàm chán khi cầm và nhàm chán với các phóng viên công nghệ khi viết các bài đánh giá.

Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi trong năm nay.

Smartphone hấp dẫn trở lại, nhờ vào việc loại bỏ nút Home hay thêm màn hình không viền kèm camera kép. Có vẻ như thị trường di động vừa bước qua một cuộc lột xác.

Những thay đổi, tất nhiên, không làm hài lòng tất cả mọi người. Đi kèm với nó là thay đổi về trải nghiệm, có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, chẳng hạn việc loại bỏ nút Home hay giắc cắm tai nghe.

Sử dụng chất liệu mới

Khác biệt đầu tiên dễ nhận thấy là về chất liệu sử dụng trên smartphone. Chiếc iPhone thế hệ đầu thiết lập tiêu chuẩn cực cao, hòa trộn các chất liệu nhôm, thép không gỉ và nhựa vào một thiết kế tổng thể.

Apple sau đó thay thế chất liệu này bằng các tấm nhựa bóng với iPhone 3G và 3GS. Thép không gỉ và kính xuất hiện trên iPhone 4 và 4S trước khi Apple thử nghiệm vỏ nhôm trên iPhone 5, 5S, 6, 6S và 7. Đến iPhone 8, 8 Plus và iPhone X, hãng quay trở lại chất liệu kính.

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chániPhone X, iPhone 8, 8 Plus sử dụng vỏ kính. Ảnh: Mashable.

Điện thoại Android cũng trải qua quá trình tương tự cho đến khi phần lớn sản phẩm học theo thiết kế của iPhone 6, ra đời năm 2014: một tấm nhôm nguyên khối được CNC kỹ lưỡng kèm dải ăng-ten chạy ngang mặt sau.

Ví dụ tiêu biểu của nó là OnePlus 5. Mặc dù không copy hoàn toàn, thiết kế công nghiệp của sản phẩm này được cho lấy cảm hứng hoàn toàn từ iPhone 7 Plus.

Giám đốc marketing của thương hiệu này khẳng định không có nhiều lựa chọn cho các hãng khi làm một chiếc smartphone vỏ kim loại. Đó là lý do hàng loạt hãng sản xuất quay lại với chất liệu kính, chẳng hạn iPhone X hay Galaxy Note 8.

Tất nhiên, vẫn còn những lựa chọn hấp dẫn khác như Essential Phone dùng titanium hay Xiaomi Mi Mix dùng vỏ gốm. Đây không phải là chất liệu dễ sử dụng nhưng với bối cảnh thị trường di động hiện nay, chẳng ai muốn chọn những con đường dễ đi.

Màn hình lớn hơn với “tai thỏ”

Giấc mơ của người dùng là sở hữu một chiếc di động toàn màn hình – một tấm gương phản chiếu hoàn toàn nội dung. Năm nay, giấc mơ đó đến gần hơn bao giờ hết. Những công ty như Sharp đã sản xuất smartphone tràn viền cách đây nhiều năm, chẳng hạn chiếc Aquos Crystal năm 2014 nhưng chưa đủ tạo ra trào lưu.

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chánPhần chấm đen trên Essential Phone là yếu tố nhận diện thương hiệu tốt nhất của sản phẩm này. Ảnh: Digital Trends.

Hiện nay, hầu hết smartphone cao cấp đều chạy theo xu hướng này. Xiaomi Mi Mix, Galaxy S8, S8+ gần như không có chi tiết thừa ở mặt trước.

iPhone X hay Essential Phone mang đến một trải nghiệm khác với “tai thỏ” ở mặt trước. Người dùng cơ bản không cảm thấy khó chịu với chi tiết này. Nó kỳ cục nhưng phần nào khiến chiếc di động trở nên độc đáo và dễ phân biệt.

Chắc chắn trong tương lai, các hãng di động sẽ nghĩ ra cách sản xuất những chiếc di động toàn màn hình thực sự, không viền, không “tai thỏ”. Tại IFA năm nay, Sharp đã trưng bày các tấm màn hình như vậy.

Loại bỏ nút bấm, cổng kết nối cũ kỹ

Thông thường, người dùng cảm thấy khó chịu khi mất mát thứ gì đó quen thuộc. Với di động, đó là nút Home, giắc cắm tai nghe hay camera đơn. Việc loại bỏ các chi tiết này là xu hướng không thể chối bỏ. Động thái “dũng cảm” của Apple khi loại bỏ giắc cắm tai nghe trên iPhone 7 nhận chỉ trích nặng nề nhưng dần chứng minh sự đúng đắn.

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chánHầu hết smartphone cao cấp ra mắt năm 2017 đều không có giắc cắm tai nghe 3,5 mm. Ảnh: Mashable.

Việc loại bỏ nút Home được ủng hộ nhiều hơn, đơn giản vì nó giúp tạo ra những chiếc di động màn hình lớn trong kích thước nhỏ. Người dùng phải làm quen với cách vận hành mới khi không có nút Home nhưng chẳng phải trong cuộc sống họ luôn phải học hỏi những thứ mới hay sao.

Với nhiều người, loại bỏ nút Home đồng nghĩa với cái chết của cảm biến vân tay. Tuy nhiên, đây là một sự đánh đổi.

Bình minh mới

Khi một công ty ra mắt sản phẩm cách mạng, sau đó làng di động dịch chuyển theo, những xu hướng mới chắc chắn được tạo ra. Điện thoại, không khác những món hàng khác, có thể trở nên nhàm chán theo thời gian.

Mười năm trước, iPhone đã thay đổi khái niệm điện thoại thông minh. Tuy nhiên, vài năm sau đó thiết kế của nó được xem đạt đỉnh. Những chiếc di động ngày nay không thực hiện được nhiều tác vụ hơn so với điện thoại ra đời các đây 3-4 năm.

Màn hình, chất liệu, camera, phần mềm đều được làm mới ngay cả khi chúng đã trở nên hoàn hảo. Đó là lý do thị trường này có thể nhàm chán trong một khoảng thời gian nào đó nhưng sẽ nhanh chóng hứng khởi trở lại. 

Theo Đức Nam (Tri Thức Trực Tuyến)

Không dễ `tẩy chay` Facebook

Lượng người dùng quá lớn, sự "ma mãnh" của Facebook và phong trào tẩy chay nhỏ lẻ là lý do mạng xã hội này vẫn sống bất chấp bê bối.

Sau bê bối rò rỉ dữ liệu, liên tiếp nhưng lời kêu gọi xóa bỏ tài khoản từ phía người dùng Facebook. Thậm chí trên mạng xã hội này còn có hẳn chiến dịch tẩy chay với hastag #DeleteFacebook. Thế nhưng, với hơn 2,2 tỷ người dùng, không dễ để những điều tự phát này có tác động lớn. Thậm chí, giữa bão chỉ trích, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg còn tự tin rằng, ông không thấy một "số liệu đáng kể" nào trong việc người dùng rời bỏ Facebook khi trò chuyện với New York Times.

Không dễ tẩy chay FacebookKhông dễ để xóa Facebook bởi sức hút của nó vẫn rất lớn.

Khi bê bối xảy ra, người dùng công nghệ, thậm chí là các nhân vật ảnh hưởng trong xã hội một lần nữa xem xét xóa bỏ hoàn toàn Facebook. Thế nhưng, quyết định này sẽ khiến họ đặt ra hai câu hỏi: Facebook có phải đã đánh mất sự tin tưởng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của chúng ta, phải chăng Facebook đã quá quan trọng, là "một phần tất yếu của cuộc sống" online và offline khiến ta không thể từ bỏ?

Câu hỏi đầu tiên sẽ rất dễ trả lời với nhiều người, song câu thứ hai không như vậy. Facebook đã có quá nhiều thứ cầm chân người dùng, khiến họ không dễ rời đi. Hiếm có một công ty trực tuyến nào lại thu hút lượng người dùng đến như vậy. Facebook gần như "không có đối thủ" trên lĩnh vực mạng xã hội, hay nói cách khác đây là một "đế chế", một sự độc quyền và nó ảnh hưởng đến gần như tất cả lĩnh vực từ trực tuyến đến thực tế. Ngay chính Mark cũng từng thừa nhận Facbook quá lớn và cần được kiểm soát bởi chính quyền liên bang.

"Facebook đã nỗ lực để giữ hình ảnh của họ sau bê bối. Nhưng nếu không làm điều này, lượng người dùng rời bỏ cũng chỉ như muối bỏ bể mà thôi. Độc quyền là thứ gì đó rất khó ngăn chặn", chuyên gia Nick Statt của The Verge nhận định.

Đối với cách hiểu của hầu hết mọi người, Facebook là miễn phí. Facebook không bán một dịch vụ nào cho người dùng cả, thay vào đó là bán quyền tiếp cận sự chú ý của người dùng thông qua quảng cáo. Không có trao đổi tiền tệ giữa người dùng với Facebook. Điều này khiến cho những đợt tẩy chay trở nên mơ hồ và không ít đã giữ lại tài khoản sau một thời gian đắn đo. Nên nhớ, Facebook đã "năm lần bảy lượt" làm người dùng phẫn nộ, song số lượng thành viên vẫn không ngừng tăng lên.

Nếu nói đến tẩy chay, không thể không nói đến sự thờ ơ của đa phần người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu của chính mình. Họ cho rằng những thứ mình khai báo với Facebook không có giá trị bằng việc hàng ngày trò chuyện với bạn bè, người thân, tìm lại những người bạn cũ hay đơn giản là đọc tin tức. Sau đó, họ lo lắng khi rời khỏi hệ sinh thái này, họ sẽ mất đi một dịch vụ trực tuyến mang lại nhiều lợi ích.

Trước đây, bảng tin (newsfeed) còn là một mớ lộn xộn, người dùng thường lướt một cách vô thức. Nhưng hiện tại, nó đã có nhiều nội dung thú vị hơn, thậm chí được tích hợp thêm nhiều tiện ích "mì ăn liền" nhưng mang lại giá trị lớn. Mạng lưới quan hệ bạn bè được gói gọn trong một bảng thống kê, ghi chú đơn giản hay ôn lại kỷ niệm tình bạn... những thứ đó tuy nhỏ nhưng lại có mức hấp dẫn đến mức khó từ bỏ. Và nó đúng cho cả cá nhân lẫn chuyên nghiệp. Mất những thứ đó là mất liên kết xã hội hữu hình với những người mà chúng ta quan tâm.

Một điểm nữa khiến con người ta không dễ dàng từ bỏ Facebook dù đã có nghiên cứu rằng dùng mạng xã hội này nhiều sẽ không hạnh phúc, đó là những liên kết xung quanh. Nếu bạn bỏ thuốc lá, bạn sẽ chỉ bỏ mỗi thuốc lá, nhưng nếu bỏ Facebook, bạn còn bỏ cả các dịch vụ khác như Instagram hay Messenger.

Năm ngoái, chiến dịch tẩy chay Uber #DeleteUber và đạt hiệu quả khi khiến 200.000 tài khoản tài xế bị hủy bỏ, CEO phải từ chức. Nó lập tức truyền đi thông điệp rằng sự kiêu ngạo và không tôn trọng lợi ích khách hàng sẽ phải trả giá đắt. Nhưng Facebook thì khác. Uber có dịch vụ đi nhờ xe khác thay thế (Lyft), nhưng mạng xã hội của Mark thì không, hoặc chưa thể ở thời điểm này.

Tất nhiên, ở đây việc xóa Facebook hay không là quyền của mỗi người, điều đó giúp bạn có thể an tâm rằng không bị ai theo dõi, đọc lén hồ sơ, hay bị gợi ý quảng cáo một cách trắng trợn. Thế nhưng, việc xóa tài khoản Facebook đôi khi không phải là cách hay bởi có thể xem Facebok là bản sao phản ánh thế giới thực. Thay vì xóa, người dùng cần có trách nhiệm hơn với thông tin cá nhân bằng cách hạn chế chia sẻ nhiều thứ trên đó, dùng số điện thoại hay email "rác" để đăng ký, giảm tối đa thời gian dành cho Facebook... chẳng hạn.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Tốc độ LTE trên iPhone X dùng chip Qualcomm vượt trội so với Intel

iPhone X trang bị modem Snapdragon X16 của Qualcomm có tốc độ LTE tốt hơn so với phiên bản xài chip modem XMM7480 của Intel.

Theo công ty kiểm tra tín hiệu không dây Cellular Insights cho biết, họ đã sử dụng thiết bị đo lường chuyên nghiệp được trang bị bốn ăng-ten Vivaldi để mô phỏng hiệu suất LTE ở những khoảng cách khác nhau từ tháp di động với các mô hình iPhone X dùng chip modem của Qualcomm và Intel. 

Tốc độ LTE trên iPhone X dùng chip Qualcomm vượt trội so với Intel

Cellular Insights bắt đầu với tín hiệu LTE từ mức -85 dBm mạnh mẽ và dần dần giảm mức công suất để mô phỏng việc di chuyển xa một tháp di động vốn có tín hiệu yếu hơn cho đến khi modem bị mất kết nối di động.

Thử nghiệm được thực hiện trên dải LTE Band 4 vốn sử dụng bởi các nhà mạng lớn tại Mỹ, trừ Sprint, cũng như Canada và một phần khu vực Mỹ Latinh. Kết quả cho thấy, iPhone X với modem Intel cho tốc độ tải xuống LTE thấp hơn so với iPhone X với modem Qualcomm.

Báo cáo nói: “Mặc dù cả hai modem bắt đầu với tốc độ tải lên đến 195 Mbps ở băng tần 20 MHz nhưng sự khác biệt được thể hiện khi chip Qualcomm nhanh hơn trong bối cảnh chip Intel giảm xuống 169 Mbps ở công suất -87 dBm. iPhone X dùng modem Qualcomm phải giảm công suất 6 dBm mới phải đạt đến tốc độ đó”.

Tốc độ LTE trên iPhone X dùng chip Qualcomm vượt trội so với Intel

Cellular Insights cho biết sự khác biệt đáng chú ý nhất trong điều kiện tín hiệu rất yếu, trong đó iPhone X với modem Qualcomm có tốc độ tải xuống LTE nhanh hơn 67% so với bản dùng modem Intel.

Với cường độ tín hiệu rất thấp, dưới -120 dBm, modem Qualcomm có tốc độ nhanh hơn trung bình 67% so với bản dùng modem Intel. Modem của Intel không thể làm việc ở công suất -129 dBm, còn Qualcomm là -130 dBm. Nhìn chung, sự phân biệt là không quá nhiều so với các modem khi ra mắt.

Trước đó, các mẫu iPhone 7 và iPhone 7 Plus với modem Qualcomm cũng có tốc độ tải nhanh hơn so với phiên bản dùng modem Intel vào năm ngoái, nhưng Cellular Insights cho biết khoảng cách chênh lệch giữa các phiên bản iPhone X là thấp hơn.

Trong thực tế, PCMagazine cho rằng Apple có thể tác động vào modem của Qualcomm để nó cung cấp hiệu suất tương tự modem của Intel. Chẳng hạn, Snapdragon X16 của Qualcomm là modem kiểu Gigabit hỗ trợ 4x4 MIMO, nhưng chức năng này đã bị vô hiệu hóa trong iPhone X. Kết quả là, cả hai phiên bản Qualcomm và Intel của iPhone X đều có tốc độ tải về lý thuyết ở mức 600 Mbps tại hầu hết các nước.

Tốc độ LTE trên iPhone X dùng chip Qualcomm vượt trội so với Intel

Nhìn chung, điều này có nghĩa khách hàng muốn đảm bảo họ nhận được tốc độ LTE cao tuyệt đối ở những khu vực tiếp nhận tín hiệu yếu nên có suy nghĩ về phiên bản iPhone X mà họ mua. Apple cung cấp iPhone X, 8 và 8 Plus với cả hai modem ở khắp mọi nơi, nhưng tại Mỹ các phiên bản A1865 hoạt động với mạng CDMA của Verizon và Sprint ở Mỹ sử dụng modem Qualcomm, còn bản A1901 dùng modem Intel hoạt động với các mạng GSM của AT&T và T-Mobile.

Điều này có nghĩa, nếu bạn sống tại Mỹ và muốn có hiệu suất LTE tốt nhất, bản A1865 là lựa chọn tốt nhất. Do đó, bạn có thể tìm mua các phiên bản mở khóa của A1865 nếu muốn thiết bị hoạt động ở các thị trường khác.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Cách ước tính thời lượng pin laptop

Không một nhà sản xuất nào thực sự đưa ra thời lượng sử dụng pin chính xác khi quảng cáo laptop của họ, song bạn có thể tự tính thời gian sử dụng thực tế của laptop với công thức dưới đây.

Cách ước tính thời lượng pin laptop

Không dễ dàng gì để bạn có thể biết thời lượng dùng pin thực sự của một chiếc laptop, trừ khi sử dụng nó khi đã mua về. Với những người thường xuyên di chuyển và cần dùng pin thì điều đó thực sự rất khó chịu. Bạn có thể tin lời quảng cáo từ họ về thời lượng pin, nhưng thời gian sử dụng thực tế khi mua về sử dụng thường thấp hơn công bố, lúc đó thì máy đã mua và bạn chỉ có thể chấp nhận "sống chung với lũ", hoặc tệ hơn là bán đi chịu lỗ.

Tuy vậy, trang tin MakeUseOf đã đưa ra công thức giúp bạn tự ước tính thời gian sử dụng pin trên laptop dựa trên nhu cầu sử dụng và dung lượng pin của thiết bị.

Cách ước tính thời lượng pin laptopẢnh: Pcchip.hr

Rất đơn giản, chỉ cần chia dung lượng pin của laptop (Wh – Watt giờ) với lượng điện năng tiêu thụ (Watt) tương ứng với nhu cầu sử dụng của bạn, kết quả cho ra chính là số giờ sử dụng mà laptop có thể mang đến.

Lượng điện tiêu thụ thay đổi tùy theo nhu cầu và tác vụ sử dụng laptop. Chơi game thường "ngốn" từ 40 đến 60 Watt, xem phim là 15 đến 30 Watt, còn lướt web thông thường là 10 đến 15 Watt.

Bạn có thể xem dung lượng pin của laptop trên chính cục pin, website của nhà sản xuất hoặc bảng thông số cấu hình của thiết bị.

Bạn cũng có thể tìm thông tin trực tiếp trên máy. Với Windows, mở Command Prompt -> nhập powercfg /batteryreport rồi mở file battery-report.html trong trình duyệt. Với macOS, nhấn Option -> logo Apple -> System Information -> Hardware -> Power.

Lưu ý rằng pin trên laptop đều sẽ suy giảm tuổi thọ theo thời gian, vì vậy công thức chỉ chính xác trên những thiết bị tương đối mới.

Theo Phúc Thịnh (VnReview.vn)

Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp tim

Nhiều phương pháp bảo mật sinh trắc độc đáo đang được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Hiện tại, cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt kiểu Face ID là hai trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc thịnh hành nhất.

Không chỉ an toàn, bảo mật sinh trắc còn giúp người dùng không bao giờ quên mật khẩu bởi mật khẩu chính là những đặc điểm trên cơ thể họ.

Tuy nhiên, cảm biến vân tay và nhận dạng khuôn mặt không phải những phương pháp duy nhất.

Dùng môi để mở khóa

Các kỹ sư tại Đại học Baptist Hong Kong đã phát triển mô hình có thể phân tích môi người, bao gồm hình dạng, kết cấu và chuyển động của môi.

Đại học Florida State tại Tallahassee cũng theo đuổi mục đích tương tự nhưng sử dụng phương pháp sóng âm.

Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp tim

Với tên gọi VoiceGesture, hệ thống của Florida State có thể biến smartphone thành thiết bị radar Doppler, dùng loa để truyền đi âm thanh cao tần rồi thu lại tín hiệu phản hồi qua mic khi người dùng nói ra mật khẩu đăng nhập.

Cả hai phương pháp này đều đạt mức độ bảo mật vượt trội trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc bằng giọng nói.

Sinh trắc độ rung của da

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã nghĩ ra giải pháp tăng cường bảo mật sinh trắc giọng nói khá độc đáo.

Họ đã phát triển một thiết bị đeo dưới dạng vòng đeo cổ, tai nghe hoặc kính đeo, sử dụng cảm biến gia tốc để đo độ rung rất nhỏ trên da mặt, cổ và vùng ngực khi nói.

Dù việc tích hợp công nghệ này vào thiết bị người dùng cần nhiều thời gian nhưng nó sẽ đưa bảo mật sinh trắc giọng nói lên cấp độ mới.

Sinh trắc nhịp tim

Hệ thống sinh trắc nhịp tim của các nhà nghiên cứu Đại học State University of New York sử dụng radar Doppler để tìm kiếm và tiếp nhận thông tin riêng biệt về nhịp tim của từng người dùng.

Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp timMở khóa các thiết bị điện tử bằng hệ thống đo nhịp tim.

Cơ chế này sẽ liên tục theo dõi nhịp tim người dùng nhằm đảm bảo chính xác người dùng đó đang sử dụng hệ thống.

Điều đó có nghĩa thay vì chỉ đòi hỏi người dùng nhập mật khẩu lần đầu tiên, hệ thống sẽ theo dõi nhịp tim liên tục. Nếu nhịp tim thay đổi đồng nghĩa với người dùng khác đang sử dụng hệ thống, cơ chế bảo vệ sẽ tự động khóa lại.

Bảo mật bằng mùi… người

Công trình nghiên cứu của Đại học Bách khoa Madrid dựa trên nguyên tắc mỗi người dùng có mùi khác nhau, và đặc điểm nhận dạng đó có thể đạt độ chính xác trên 85%.

Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót tới 15% vẫn quá cao và trong một số trường hợp nhất định là không thể chấp nhận được. Công nghệ Face ID của Apple hiện chỉ có tỉ lệ sai sót 1/1 triệu.

Đại học Bách khoa Madrid cho biết họ cần thêm thời gian để nâng cao độ chính xác của công nghệ này.

Sinh trắc bằng... mông

Các kỹ sư của Viện Công nghệ Công nghiệp Cao cấp tại Tokyo đã nghĩ ra cách thức chống trộm xe hơi độc đáo.

Hệ thống sinh trắc này sử dụng nhiều cảm biến 360 gắn vào ghế lái xe hơi giúp phân tích hình dáng, kích cỡ, các điểm phân bổ lực của mông tài xế. Và như vậy, chỉ người có đặc điểm mông được nhận dạng đúng mới khởi động được xe.

Mở khóa điện thoại bằng môi, tai và nhịp timXe hơi sẽ có cách mở khóa không ai ngờ tới. Cấp độ mới của bảo mật vân tay

Vấn đề thường thấy với cảm biến vân tay là người dùng phải tiếp xúc với diện tích rất nhỏ ở mặt trước hoặc mặt sau thiết bị di động.

Tuy nhiên, hệ thống sinh trắc VibWrite của Đại học Rutgers và Đại học Alabama lại hoạt động dựa trên độ rung của ngón tay thay vì vân tay.

Do không sử dụng thiết bị cảm biến vân tay, hệ thống này có chi phí rẻ hơn và có thể triển khai trên bất cứ bề mặt nào, từ mở cửa xe hơi tới mở máy tính để bàn. Độ chính xác khá cao – trên 95%.

Bảo mật bằng tai

Hơn một lần ý tưởng dùng tai người để bảo mật sinh trắc được nêu tên. Mỗi người lại có hình dạng tai khác nhau và đặc điểm này có thể giúp tạo nên hệ thống bảo mật thông minh giống như vân tay.

Tuy nhiên, sẽ không mấy dễ chịu cho người dùng mỗi lần mở khóa smartphone lại phải áp máy vào tai.

Theo Gia Nguyễn (Tri Thức Trực Tuyến)

Nhiều công ty rút quảng cáo khỏi Facebook

Ít nhất 3 công ty - Sonos, Commerzbank và Mozilla đã rút quảng cáo khỏi Facebook, sau scandal lộ thông tin 50 triệu người dùng của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Trong một thông báo, Mozilla cho biết các động thái CEO Mark Zuckerberg đưa ra để khắc phục là rất tích cực. Họ sẽ cân nhắc quay lại mạng xã hội này nếu “Facebook có hành động mạnh mẽ hơn về cách chia sẻ dữ liệu khách hàng”.

Hãng sản xuất loa thông minh Sonos thì cho biết sẽ rút quảng cáo khỏi Facebook và Instagram, cũng như cả Google và Twitter, trong một tuần. “Giờ là lúc có các cuộc nói chuyện thực sự và ủng hộ những người muốn giúp chúng ta trở thành những nhà công nghệ tốt hơn và người dùng công nghệ thông thái hơn”, công ty này cho biết trong thông báo hôm qua.

Đại gia quảng cáo WPP thì cho biết khách hàng của họ đang liên tục hỏi về scandal này. Tuy nhiên, chưa công ty nào quyết định gỡ quảng cáo khỏi Facebook.

Nhiều công ty rút quảng cáo khỏi Facebook98% doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Ảnh: The Drum

Một hãng quảng cáo lớn khác - M&C Saatchi thì tiết lộ các khách hàng của họ sẽ tăng sức ép lên Facebook. “Tôi cho rằng khách hàng đã đến giới hạn chịu đựng rồi”, CEO David Kershaw cho biết trên BBC hôm thứ Năm.

ISBA - một tổ chức của Anh đại diện cho các công ty như Unilever, McDonald's hay Adidas đã gặp Facebook hôm qua. Họ cho biết trước đó, Facebook đã đề nghị thảo luận vấn đề an toàn dữ liệu với từng thành viên. “Sau cuộc gặp, rõ ràng Facebook đã hiểu đây là ưu tiên của họ và họ giờ có rất nhiều việc phải làm”, tổ chức này cho biết trong thư gửi thành viên.

Tranh cãi với hoạt động của Facebook nổ ra cuối tuần trước, sau các thông tin cho biết Cambridge Analytica - công ty dữ liệu có liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump, đã tiếp cận được thông tin của 50 triệu người dùng Facebook mà không ai biết. Trên CNN, CEO Facebook sau đó cho biết anh đang thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ dữ liệu và khắc phục sự cố niềm tin giữ mạng xã hội này và người dùng.           

Sự quay lưng của các công ty sẽ là mối đe dọa lớn với Facebook. Năm 2017, 98% doanh thu của họ đến từ quảng cáo.  

Facebook cho biết trong một thông báo rằng “Phần lớn công ty chúng tôi nói chuyện tuần này hài lòng với các bước Facebook đã đề ra để bảo vệ dữ liệu của mọi người tốt hơn. Họ cũng tự tin chúng tôi sẽ giải quyết được các thách thức này và trở thành một đối tác tốt hơn”.

Từ nhiều năm nay, Google và Facebook đã thống trị thị trường quảng cáo online, nhờ tiếp cận được số dữ liệu khổng lồ. Các công ty này được ước tính thu hút hơn 60% chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu năm 2017.

Dù vậy, Google đến nay vẫn chịu ảnh hưởng từ scandal đặt quảng cáo của các công ty trong các video có nội dung xấu trên YouTube. Facebook cũng thường xuyên bị chỉ trích vì nạn tin giả, định hướng thông tin, can thiệp vào các cuộc bầu cử nước ngoài và tình trạng nghiện mạng xã hội.

Theo Hà Thu (VnExpress.net)

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chán

Thiết kế mới mẻ, mạnh dạn loại bỏ các chi tiết cũ kỹ như nút Home khiến những chiếc di động ra mắt năm nay hấp dẫn trở lại.

Trong một thời gian khá dài, thị trường di động dường như đạt đỉnh. Mọi chiếc di động ra mắt với kiểu dáng tương đồng. Chúng trở nên nhàm chán: nhàm chán khi nhìn vào, nhàm chán khi cầm và nhàm chán với các phóng viên công nghệ khi viết các bài đánh giá.

Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi trong năm nay.

Smartphone hấp dẫn trở lại, nhờ vào việc loại bỏ nút Home hay thêm màn hình không viền kèm camera kép. Có vẻ như thị trường di động vừa bước qua một cuộc lột xác.

Những thay đổi, tất nhiên, không làm hài lòng tất cả mọi người. Đi kèm với nó là thay đổi về trải nghiệm, có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, chẳng hạn việc loại bỏ nút Home hay giắc cắm tai nghe.

Sử dụng chất liệu mới

Khác biệt đầu tiên dễ nhận thấy là về chất liệu sử dụng trên smartphone. Chiếc iPhone thế hệ đầu thiết lập tiêu chuẩn cực cao, hòa trộn các chất liệu nhôm, thép không gỉ và nhựa vào một thiết kế tổng thể.

Apple sau đó thay thế chất liệu này bằng các tấm nhựa bóng với iPhone 3G và 3GS. Thép không gỉ và kính xuất hiện trên iPhone 4 và 4S trước khi Apple thử nghiệm vỏ nhôm trên iPhone 5, 5S, 6, 6S và 7. Đến iPhone 8, 8 Plus và iPhone X, hãng quay trở lại chất liệu kính.

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chániPhone X, iPhone 8, 8 Plus sử dụng vỏ kính. Ảnh: Mashable.

Điện thoại Android cũng trải qua quá trình tương tự cho đến khi phần lớn sản phẩm học theo thiết kế của iPhone 6, ra đời năm 2014: một tấm nhôm nguyên khối được CNC kỹ lưỡng kèm dải ăng-ten chạy ngang mặt sau.

Ví dụ tiêu biểu của nó là OnePlus 5. Mặc dù không copy hoàn toàn, thiết kế công nghiệp của sản phẩm này được cho lấy cảm hứng hoàn toàn từ iPhone 7 Plus.

Giám đốc marketing của thương hiệu này khẳng định không có nhiều lựa chọn cho các hãng khi làm một chiếc smartphone vỏ kim loại. Đó là lý do hàng loạt hãng sản xuất quay lại với chất liệu kính, chẳng hạn iPhone X hay Galaxy Note 8.

Tất nhiên, vẫn còn những lựa chọn hấp dẫn khác như Essential Phone dùng titanium hay Xiaomi Mi Mix dùng vỏ gốm. Đây không phải là chất liệu dễ sử dụng nhưng với bối cảnh thị trường di động hiện nay, chẳng ai muốn chọn những con đường dễ đi.

Màn hình lớn hơn với “tai thỏ”

Giấc mơ của người dùng là sở hữu một chiếc di động toàn màn hình – một tấm gương phản chiếu hoàn toàn nội dung. Năm nay, giấc mơ đó đến gần hơn bao giờ hết. Những công ty như Sharp đã sản xuất smartphone tràn viền cách đây nhiều năm, chẳng hạn chiếc Aquos Crystal năm 2014 nhưng chưa đủ tạo ra trào lưu.

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chánPhần chấm đen trên Essential Phone là yếu tố nhận diện thương hiệu tốt nhất của sản phẩm này. Ảnh: Digital Trends.

Hiện nay, hầu hết smartphone cao cấp đều chạy theo xu hướng này. Xiaomi Mi Mix, Galaxy S8, S8+ gần như không có chi tiết thừa ở mặt trước.

iPhone X hay Essential Phone mang đến một trải nghiệm khác với “tai thỏ” ở mặt trước. Người dùng cơ bản không cảm thấy khó chịu với chi tiết này. Nó kỳ cục nhưng phần nào khiến chiếc di động trở nên độc đáo và dễ phân biệt.

Chắc chắn trong tương lai, các hãng di động sẽ nghĩ ra cách sản xuất những chiếc di động toàn màn hình thực sự, không viền, không “tai thỏ”. Tại IFA năm nay, Sharp đã trưng bày các tấm màn hình như vậy.

Loại bỏ nút bấm, cổng kết nối cũ kỹ

Thông thường, người dùng cảm thấy khó chịu khi mất mát thứ gì đó quen thuộc. Với di động, đó là nút Home, giắc cắm tai nghe hay camera đơn. Việc loại bỏ các chi tiết này là xu hướng không thể chối bỏ. Động thái “dũng cảm” của Apple khi loại bỏ giắc cắm tai nghe trên iPhone 7 nhận chỉ trích nặng nề nhưng dần chứng minh sự đúng đắn.

Năm 2017, smartphone không còn nhàm chánHầu hết smartphone cao cấp ra mắt năm 2017 đều không có giắc cắm tai nghe 3,5 mm. Ảnh: Mashable.

Việc loại bỏ nút Home được ủng hộ nhiều hơn, đơn giản vì nó giúp tạo ra những chiếc di động màn hình lớn trong kích thước nhỏ. Người dùng phải làm quen với cách vận hành mới khi không có nút Home nhưng chẳng phải trong cuộc sống họ luôn phải học hỏi những thứ mới hay sao.

Với nhiều người, loại bỏ nút Home đồng nghĩa với cái chết của cảm biến vân tay. Tuy nhiên, đây là một sự đánh đổi.

Bình minh mới

Khi một công ty ra mắt sản phẩm cách mạng, sau đó làng di động dịch chuyển theo, những xu hướng mới chắc chắn được tạo ra. Điện thoại, không khác những món hàng khác, có thể trở nên nhàm chán theo thời gian.

Mười năm trước, iPhone đã thay đổi khái niệm điện thoại thông minh. Tuy nhiên, vài năm sau đó thiết kế của nó được xem đạt đỉnh. Những chiếc di động ngày nay không thực hiện được nhiều tác vụ hơn so với điện thoại ra đời các đây 3-4 năm.

Màn hình, chất liệu, camera, phần mềm đều được làm mới ngay cả khi chúng đã trở nên hoàn hảo. Đó là lý do thị trường này có thể nhàm chán trong một khoảng thời gian nào đó nhưng sẽ nhanh chóng hứng khởi trở lại. 

Theo Đức Nam (Tri Thức Trực Tuyến)

Xóa tài khoản chưa giúp bạn thoát khỏi ‘vòi bạch tuộc’ Facebook

Facebook theo dõi người dùng truy cập trên web, ngay cả khi họ xóa hoặc không có tài khoản Facebook. Xóa Facebook chưa giúp bạn thoát hoàn toàn khỏi Facebook.

Bạn nhận thấy Facebook quá tồi tệ, bạn quyết định rời bỏ nó.

Lúc này, có một vấn đề lớn hơn: Khi đã sử dụng mạng xã hội khổng lồ này, xóa tài khoản không đồng nghĩa bạn có thể thoát khỏi Facebook. Trong suốt 14 năm tồn tại, Facebook đã vươn chiếc vòi bạch tuộc của mình đến mọi ngóc ngách đời sống trên mạng của người dùng - cả hiện tại và quá khứ.

Công ty này cũng nắm giữ nhiều thông tin về bạn hơn nhiều so với những thứ bạn có ý định chia sẻ.

Xóa tài khoản chưa giúp bạn thoát khỏi ‘vòi bạch tuộc’ FacebookTheo các chuyên gia công nghệ, Mark Zuckerberg là một trong những người quyền lực nhất thế giới khi nắm giữ trong tay thông tin cá nhân của hàng tỷ người. Ảnh: Getty Images.

Ví dụ tiêu biểu nhất là thứ gọi là “hồ sơ ngầm”. Nó được phát hiện vào năm 2013 khi Facebook hệ thống thông tin của người dùng, chủ yếu là những thông tin bên ngoài phạm vi của một tài khoản Facebook. Những thứ như địa chỉ email không liên quan đến Facebook, số điện thoại, thậm chí những thứ bạn không bao giờ có ý định chia sẻ trên Facebook - đều nằm trên máy chủ của công ty này, kèm theo nhận diện thực tế của bạn.

Đây là kết quả của việc Facebook liên tục đưa ra yêu cầu và nhận được sự đồng ý của bạn bè bạn, tải lên các địa chỉ liên lạc của họ để khám phá những dịch vụ liên quan trên mạng. Ngoài ra, nhờ việc gợi ý địa chỉ Facebook của một người bạn, hoặc những người chẳng liên quan gì đến bạn, Facebook đã tạo ra một bản đồ mối liên hệ giữa hàng tỷ người trên toàn cầu.

Thêm nữa, Facebook công bố vào năm 2016 rằng họ dự định hiển thị quảng cáo cho người không sử dụng mạng xã hội trên web. Wall Street Journal khẳng định Facebook sẽ “thu thập thông tin của mọi người dùng Internet” thông qua cookies và nút like họ rải khắp nơi trên web.

Điều này đúng. Ngay cả khi bạn chưa từng có tài khoản Facebook, công ty này vẫn theo dõi bạn, và kiếm lời từ đó. May mắn thay, người dùng đã có chút ít hy vọng thoát khỏi tay Facebook.

Bloomberg chia sẻ hồi tháng 2 rằng tòa án Bỉ yêu cầu Facebook dừng theo dõi nhóm người không sử dụng mạng xã hội này. Tuy nhiên, Facebook cho biết họ sẽ kháng cáo.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa xóa tài khoản Facebook chẳng có tác dụng gì. Bạn vẫn nên xóa bỏ tài khoản Facebook, nếu cảm thấy nó phiền toái. Trang Mashable tin rằng bạn sẽ không “nhớ” nó như bạn nghĩ. Hàng loạt người dùng từng xóa Facebook cho biết họ có thêm rất nhiều thời gian để làm việc mình thích, trò chuyện với bạn bè hay cho các hoạt động thể chất. Họ thậm chí khuyên người dùng nên gỡ bỏ cả Instagram bởi các thuật toán làm cho nó trở thành một mớ hỗn độn, cùng với đó là WhatsApp.

Xóa tài khoản chưa giúp bạn thoát khỏi ‘vòi bạch tuộc’ FacebookLợi nhuận của Facebook tính đến quý IV/2017. 

Facebook, tất nhiên, không muốn bạn dễ dàng từ bỏ hệ sinh thái của họ. Những người muốn xóa tài khoản Facebook thường được hướng dẫn để “deactive” tài khoản, thứ thực chất cho phép bạn khôi phục lại chứ không phải xóa hoàn toàn.

Ngay cả khi trải qua hàng loạt công đoạn phức tạp để xóa tài khoản, Facebook cũng sẽ cho bạn thời gian để “suy nghĩ” về quyết định của mình. Công ty này khẳng định họ mất 90 ngày để xóa bỏ thông tin của bạn khỏi server.

“Internet tồn tại trước Facebook và chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều thứ hay ho khác từ nó khi rời bỏ Facebook. Mặc dù xóa tài khoản Facebook không đồng nghĩa bạn thoát hoàn toàn khỏi công ty này, nó là bước đi tốt đẹp đầu tiên để tận hưởng những thành quả sau này”, Mashable viết.

Theo Đức Nam (Tri Thức Trực Tuyến)

iPhone X 64 GB xách tay bất ngờ bán chạy tại Việt Nam

Hạ mức giá về dưới 27 triệu đồng, iPhone X dung lượng 64 GB đang là sản phẩm bán chạy nhất trong tuần qua, đánh bại vị thế iPhone X dung lượ...